Lượng khách truy cập

01587647
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
489
1804
6875
6875
1587647

Đang có 5 khách và không thành viên đang online

TIN TỨC NGÀNH IN:

Văn hóa đọc trước những thách thức công nghệ

  Sách từ lâu đã trở thành một biểu tượng giá trị mang lại cho con người nguồn tri thức vô tận. Thế nhưng, nhiều người cho rằng việc đọc sách hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một do sự lấn lướt của các phương tiện truyền thông hiện đại.

  Những năm gần đây, thói quen đọc sách in của mọi người, nhất là giới trẻ, bị thách thức bởi sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật số, cùng với sự ra đời của các trang mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ mê mải với những ứng dụng mới mẻ trên các thiết bị hiện đại, khiến thời gian đọc sách dần thu hẹp lại, thậm chí thói quen đọc sách in không còn.

 

Một ngày hội sách tại Hà Nội (ảnh: Việt Hòa)

  Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các phương tiện truyền thông hiện đại trong phát triển văn hóa đọc. Khi xã hội ngày càng bận rộn, nhịp sống tất bật đòi hỏi mọi người phải tranh thủ thời gian, cập nhật thông tin nhanh thì sách điện tử trở thành sự lựa chọn hàng đầu bởi tính tiện dụng.

  Ông Đồng Phước Vinh, Giám đốc công ty sách điện tử Trẻ nói: “Sách điện tử bổ sung một cách đọc mới song song với sách giấy. Sách điện tử mang lại nhiều tiện ích hơn. Ví dụ như trong một thiết bị nhỏ e-book có thể chứa hàng trăm cuốn sách yêu thích. Quan trọng hơn, sách đã mua sẽ được lưu giữ vĩnh viễn trên tài khoản của mình do đó mình không phải ngồi quản lý từng cuốn sách đơn lẻ.”

  Chính vì lẽ đó, nhu cầu đọc sách điện tử ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu này, rất nhiều diễn đàn và website chia sẻ e-book với đủ mọi ngôn ngữ và thể loại. Từ sách cổ đến sách hiện đại, sách chuyên ngành đến sách giải trí…Nếu vào xem người đọc dễ dàng nhận thấy số lượng đầu sách ở các trang web này lớn hơn nhiều số lượng sách ở các cửa hàng sách hiện nay. Những kho sách ở các trang web này cho phép người dùng có thể tải về để đọc trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng…một cách rất đơn giản, tiện lợi.

  Đáng nói là đa phần việc đọc hay tải sách từ những trang web này đều miễn phí nên thu hút được lượng người đọc ngày càng nhiều. Do vậy, nếu chỉ dựa vào số lượng sách xuất bản và bán được mà nhận định người Việt giảm sự quan tâm tới việc đọc sách là chưa đầy đủ.

  Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty sách Thái Hà cho rằng: “Mọi người đang kêu văn hóa đọc của các bạn trẻ kém quá nhưng tôi không bi quan như vậy, tôi thấy các bạn trẻ vẫn đang đọc. Các bạn cứ nghĩ rằng đọc là phải đọc sách giấy, sách in. Giờ các bạn mang theo smartphone, các bạn đọc thì đó cũng là đọc chứ đừng nghĩ đọc là đọc sách giấy. Cho nên các bạn trẻ hiện nay đọc sách khá tốt và đọc khá nhiều. Văn hóa đọc của chúng ta đi lên chứ không phải đi xuống.”

 

Các thiết bị như sách điện tử đang khiến cho thói quen đọc sách in mất dần. (ảnh: CNN)

  Tuy nhiên, nếu đọc sách theo hình thức hiện đại mà không có cách đọc, không biết chọn lọc sách thì kiến thức có thể được tăng lên về lượng lại thiếu chiều sâu. Nói cách khác, chúng ta tưởng rằng đã hiểu biết nhưng thực chất mới chỉ chạm đến bề nổi của kiến thức chứ chưa hiểu được bản chất của vấn đề. Thực tế, điều này đã ảnh hướng không nhỏ đến các kỹ năng viết và diễn đạt ý của một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay.

  Thực tế trên cho thấy, thời gian qua, người đọc chưa hề quay lưng với sách mà chỉ là bớt quan tâm tới văn hóa đọc. Bởi vậy, vấn đề cổ động, tuyên truyền, quảng bá sách có giá trị văn hóa, bổ ích về tinh thần và tri thức cần phải được coi trọng. Bên cạnh sự vào cuộc của hệ thống truyền thông, hệ thống thư viện, tủ sách công cộng cũng phải tham gia bằng những phương thức hoạt động mới, sinh động và hiệu quả hơn. Quan trọng hơn nữa là sự định hướng từ nhà trường, gia đình để khơi gợi niềm đam mê đọc sách của các bạn trẻ.

  Cô Nguyễn Thị Thục, giảng viên trường Đại học Sư phạm TP HCM cho rằng: “Văn hóa đọc hiện nay rất rộng do đó phải có một sự thu hút thì người ta mới chịu đọc. Sự thu hút đó phải đến từ nhà trường, các thầy cô giáo. Thứ 2 từ gia đình có truyền thống văn hóa đọc thì con cái bắt chước. Bố mẹ phải đọc, bố mẹ phải là tấm gương điểm hình cho con cái noi theo.”

  Khi mỗi người chúng ta nhận thức được đầy đủ vai trò của sách cũng như biết cách tự tạo cho mình một kỹ năng, sở thích đọc hiệu quả thì chắc chắn rằng văn hóa đọc nói chung sẽ ngày càng phát triển bền vững./.

nguồn: vov.vn

ĐIỂM IN CÁC BÁO:

  • Bao-Nhan-Dan---2087.jpg
  • Bao-Nhan-Dan-cuoi-tuan.jpg
  • Bao-Nhan-Dan-thoi-nay.jpg
  • logo-Bao-Binh-Dinh.jpg
  • logo-Bao-Quang-Ngai.jpg
  • logo_thanhnien.jpg
  • TuoiTre.jpg

Liên kết Website

BẢN ĐỒ ĐẾN C.TY

QUẢNG CÁO