Lượng khách truy cập

01589316
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
349
1809
8544
8544
1589316

Đang có 9 khách và không thành viên đang online

TIN TỨC NGÀNH IN:

70 năm ngành xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam: Một chặng đường vẻ vang, không ngừng lớn mạnh

 Ngày 10.10.1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia. Từ đó, ngày 10.10 trở thành ngày truyền thống của ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam. Trong suốt 70 năm hình thành và phát triển (10.10.1952 - 10.10.2022), ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị

Giai đoạn năm 1952 - 1975, xuất bản là một sức mạnh, vũ khí tinh thần sắc bén góp phần vào thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, hy sinh và gian khổ, xuất bản tiếp tục phát triển cả số lượng và chất lượng. Sách có mặt ở mọi nơi, xuất hiện trên mọi mặt trận chiến đấu, sản xuất, xây dựng... Phong trào “đọc và làm theo sách”, “đọc sách có hướng dẫn”, “sách người tốt, việc tốt” lan tỏa rộng khắp, hình thành nên những giá trị tri thức, văn hóa mới của nền văn hóa XHCN.

 

Hoạt động in lịch tại Công ty In Nhân Dân Bình Định. Ảnh: TRỌNG LỢI

Sau ngày đất nước thống nhất (4.1975), miền Bắc đã chuyển hàng trăm triệu bản sách vào miền Nam phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng tư tưởng, tình cảm mới - xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đất nước có một số biến động như khủng hoảng KT-XH; chiến tranh ở biên giới Tây Nam và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tác động sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội…. Với tư cách là vũ khí tư tưởng - văn hóa sắc bén, xuất bản đã nỗ lực vượt khó khăn, giữ vai trò tích cực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, ổn định chính trị - tư tưởng…

Tuy nhiên, giai đoạn 1986 - 1991, các nhà xuất bản chuyển từ cơ chế bao cấp toàn bộ sang cơ chế hạch toán kinh doanh, phải tự lo nhiều mặt. Hầu hết nhà xuất bản đều thiếu vốn, lúng túng, trong khi đó, công tác chỉ đạo, quản lý không theo kịp tình hình mới, có lúc buông lỏng, thả nổi. Nhiều nhà xuất bản ra đời, chỉ hoạt động vài năm phải giải thể, đặc biệt là các nhà xuất bản địa phương. Khuynh hướng “thương mại hóa” xuất hiện.

Tuy vậy, sau khi Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25.8.2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản ban hành, hoạt động xuất bản đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngành xuất bản phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân ngày càng tốt, tiếp tục khẳng định vị thế là một lĩnh vực tư tưởng - văn hóa quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hòa vào dòng chảy để phát triển

Tỉnh Bình Định hiện không có nhà xuất bản, nhưng có 7 cơ sở được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và 4 đơn vị đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm, chủ yếu phát hành sách: Giáo khoa, tham khảo, tổng hợp, chính trị, văn học, kỹ thuật, nghệ thuật, thiếu nhi... Ngoài ra, toàn tỉnh có 104 cửa hàng, đại lý sách, báo.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch Công ty In Nhân Dân Bình Định, cho biết: Đảng ủy và ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời tăng cường khai thác các nguồn hàng, mặt hàng mang tính chiến lược, mở rộng thị trường in ấn ra phạm vi ngoài tỉnh. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng in ấn, công ty đã mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại, sửa chữa nhà xưởng, nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân kỹ thuật, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu in ấn của khách hàng. Giai đoạn 2020 - 2022, công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh với tổng doanh thu năm 2021 hơn 91 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2022 là hơn 52 tỷ đồng.

 Một số đơn vị khác, như: Công ty CP In và Bao bì Bình Định, Công ty TNHH Tân Hiền Sinh tuy có quy mô sản xuất nhỏ hơn, nhưng máy móc, thiết bị thiết yếu phục vụ cho ngành in, như: Máy in typo, máy in offset, máy đục lỗ, máy phơi kẽm đều là những thiết bị hiện đại. Tuy vậy, lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm có dấu hiệu thu hẹp, đơn cử như Công ty CP Sách và Thiết bị Bình Định đã giảm từ 11 xuống 7 cửa hàng.

 Ông Phạm Ngọc Thái, Phó Giám đốc Sở TT&TT, cho biết thêm: “Đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vi phạm trong hoạt động phát hành xuất bản phẩm. Công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm được nhiều đơn vị chú trọng”.

 Theo Báo Bình Định

ĐIỂM IN CÁC BÁO:

  • Bao-Nhan-Dan---2087.jpg
  • Bao-Nhan-Dan-cuoi-tuan.jpg
  • Bao-Nhan-Dan-thoi-nay.jpg
  • logo-Bao-Binh-Dinh.jpg
  • logo-Bao-Quang-Ngai.jpg
  • logo_thanhnien.jpg
  • TuoiTre.jpg

Liên kết Website

BẢN ĐỒ ĐẾN C.TY

QUẢNG CÁO